Tìm hiểu chi tiết về đất RPH và các quy định liên quan

Nguyễn Thiên Ngân

15/02/2025

10 phút đọc

Đất rừng phòng hộ (RPH) là tài nguyên quan trọng, đóng góp không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa thiên tai và duy trì cân bằng sinh thái. Với chức năng và nhiệm vụ đặc thù, việc quản lý và sử dụng đất RPH đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý để đảm bảo phát triển bền vững. Cùng Living Connection tìm hiểu thông tin quan trọng về đất rừng phòng hộ và các quy định liên quan trong bài viết dưới đây.

Đất RPH là gì?

Đất rừng phòng hộ (ký hiệu RPH) là loại đất được nhà nước quy hoạch và bảo vệ đặc biệt nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, giảm tình trạng xói mòn, sạt lở, lũ lụt,… Từ đó góp phần duy trì sự ổn định của hệ sinh thái tự nhiên và giúp các khu vực dân cư, sản xuất tránh bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động tiêu cực của thiên tai. 

Ngoài mục tiêu bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh, chủ trương của Chính phủ hiện nay là tận dụng đất RPH để phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Điều này không chỉ góp phần đem lại giá trị kinh tế mà còn giúp thúc đẩy phát triển hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng đất một cách bền vững. 

Đất rừng phòng hộ bao gồm:

  • Đất có rừng phòng hộ tự nhiên: Đất có rừng phòng hộ hình thành trong tự nhiên hoặc trải qua quá trình tái sinh tự nhiên, tái sinh có trồng bổ sung, được nhà nước công nhận và bảo vệ.
  • Đất có rừng phòng hộ trồng: Chứa những khu rừng phòng hộ được con người trồng mới, cải tạo từ rừng tự nhiên hoặc trồng lại sau khai thác rừng trồng. Loại đất này mang chức năng phòng hộ tương tự như rừng tự nhiên nhưng được phát triển thông qua các hoạt động trồng trọt và quản lý rừng có chủ đích.
  • Đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ: Đất được giao hoặc cho thuê với mục đích rừng phòng hộ, hiện đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển rừng, bao gồm các hoạt động như trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ và chăm sóc rừng. Đất này chưa đáp ứng tiêu chuẩn rừng nhưng đang được cải tạo và quản lý để đạt mục tiêu đất RPH.
Đất rừng phòng hộ có nhiệm vụ chống xói mòn, sạt lở, lũ lụt
Luật Việt Nam

Đất rừng phòng hộ có những loại hình nào?

Xét theo vai trò và chức năng, đất RPH được chia thành 4 loại chính:

Đất rừng phòng hộ đầu nguồn

Đất RPH đầu nguồn nằm chủ yếu ở khu vực đầu nguồn sông, suối, thường là đất cát (độ dày đất <70cm) hoặc đất thịt (độ dày khoảng 30cm). Rừng ở khu vực này có nhiệm vụ ổn định dòng chảy, ngăn chặn xói mòn và giảm thiểu lũ lụt. Bên cạnh đó, đất RPH còn góp phần điều hòa nguồn nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, tạo ra môi trường sống lý tưởng cho nhiều loài động vật và thực vật.   

Rừng phòng hộ đầu nguồn xuất hiện ở đầu nguồn sông, suối
Báo Thanh Niên

Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay

Đất rừng phòng hộ chắn gió và chắn cát được trồng nhiều ở các vùng ven biển, sau đai rừng và khu vực dễ bị tác động của gió lớn. Loại đất này có chức năng ngăn chặn sự xâm thực của cát, giảm thiểu ảnh hưởng của gió mạnh, bảo vệ các khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng khỏi tác động tiêu cực của môi trường.

Trồng rừng phòng hộ ven biển chắn gió, chắn cát bay
Canva

Đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển

Nhiệm vụ chính của loại hình đất RPH này là bảo vệ bờ biển, các công trình ven biển khỏi tác động của sóng biển và xói mòn bờ biển. Tùy thuộc vào khu vực cần bảo vệ mà chiều rộng của RPH có thể khác nhau để đảm bảo hiệu quả phòng hộ:

  • Bờ biển bồi tụ hoặc ổn định: Chiều rộng đai rừng tối thiểu là 300m – 1000m.
  • Bờ biển bị xói lở: Chiều rộng đai rừng tối thiểu 150m.
  • Vùng cửa sông: Chiều rộng tối thiểu 20m, có từ 3 hàng cây trở lên.
  • Vùng đầm phá ven biển: Chiều rộng đai rừng nơi có đê là 100m, không có đê là 250m.
Rừng phòng hộ có nhiệm vụ giảm tác động của sóng biển và xói mòn bờ biển
Canva

Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái

Đất RPH bảo vệ môi trường sinh thái được là đất có các dải rừng được trồng và phát triển quanh các khu dân cư tập trung đông người sinh sống, các khu công nghiệp hoặc khu đô thị. Từ đó góp phần thanh lọc, giảm thiểu ô nhiễm không khí, tạo nên không gian xanh và bảo vệ môi trường.

Rừng phòng hộ giúp giảm ô nhiễm không khí
VnEconomy

Những quy định liên quan đến đất RPH

Để phát triển bền vững đất RPH, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định nghiêm ngặt. Dưới đây là những thông tin quan trọng về đất rừng phòng hộ bạn cần nắm rõ:   

Đất RPH có được xây dựng nhà cửa không?

Theo điều 121 tại Luật Đất đai 2024, đất rừng phòng hộ chỉ được chuyển đổi sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp và cần có sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vì vậy, người dân không thể xây dựng các công trình, nhà ở dân dụng trên đất này.

Người dân không được xây dựng nhà ở trên đất rừng phòng hộ
Canva

Đất RPH có chuyển sang đất thổ cư được không?

Điều 121 Luật đất đai 2024 quy định rõ, đất RPH chỉ được chuyển đổi sang nhóm đất nông nghiệp. Như vậy, bạn không thể chuyển đổi từ đất rừng phòng hộ sang đất thổ cư.

Đất rừng phòng hộ không thể chuyển đổi sang đất thổ cư
Báo Bà Rịa Vũng Tàu

Đất rừng phòng hộ có sổ đỏ không?

Khoản 1 và 3, Điều 185. Đất rừng phòng hộ – Luật đất đai 2024 quy định:

1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho các đối tượng sau đây:

a) Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Tổ chức kinh tế đối với đất rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích đất rừng sản xuất của tổ chức đó;

c) Cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ;

d) Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.

Người được Nhà nước giao đất quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không được ghi nhận tài sản là tài sản công trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, những người được Nhà nước giao đất theo khoản 1 điều 185 Luật Đất đai 2024 sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trừ các trường hợp không nằm trong diện được cấp phép, quy định tại điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP). 

Đất rừng phòng hộ có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Báo Lao động

Mức giá đền bù đối với đất RPH

Trong một số trường hợp, nhà nước có thể thu hồi lại đất RPH đã giao cho người dân để phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế, an sinh xã hội hay cho công tác đảm bảo quốc phòng an ninh. Bên cạnh chi phí đền bù đất (được tính dựa theo giá đất thị trường thời điểm thu hồi), người dân sẽ được trả lại phần tiền phải nộp để sử dụng đất, cũng như chi phí cải tạo đất trước đó.

Giá đền bù đất tùy thuộc vào giá trị đất thời điểm đền bù
Khoa học phổ thông

Có nên đầu tư đất RPH hay không?

Theo khoản 8 điều 45 Luật Đất đai 2024, các tổ chức kinh tế sẽ không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với cá nhân, đất RPH cũng chỉ được phép chuyển nhượng cho người sinh sống trong khu vực RPH mà không được chuyển nhượng cho người địa phương khác. Vì thế bạn nên cân nhắc trước khi đầu tư vào loại hình này. 

Không nên đầu tư đất RPH vì khó chuyển nhượng
Việt Nam Hội Nhập

Với những thông tin vừa tổng hợp trên đây, hy vọng bạn đã biết thêm về đất RPH và các quy định quan trọng cần nắm rõ. Đừng quên truy cập website Living Connection để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích về loại hình này! 

Có thể bạn quan tâm:

#Tags:

Bài viết có hữu ích với bạn không?
(0)
Nội dung bài viết
    Yêu thích
    Aa Tuỳ chỉnh
    A
    a
    Để không bỏ lỡ các nội dung đáng đọc nhất trong tuần, Living Connection có thể gửi thư cho bạn qua:

      Bạn đang ở đâu trên hành trình
      sở hữu ngôi nhà mơ ước?
      • Trước mua
      • Đang mua
      • Sau mua

      Tham gia

      Hoặc


      Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

      Đăng ký thành viên

      Đặt lại mật khẩu của bạn

      Nhập địa chỉ email của bạn và chúng tôi sẽ gửi hướng dẫn để đặt lại mật khẩu.